Cách chế biến một số loại thuốc trừ sâu sinh học

Với phương pháp SX rau hữu cơ thì chuyện sử dụng thuốc trừ sâu hoá học là một điều cấm kị vì những yêu cầu rất nghiêm ngặt về sự an toàn đối với môi trường và sức khoẻ con người.

Tuy nhiên đã trồng rau thì sẽ có sâu hại, mức độ hại nặng, nhẹ còn tuỳ thuộc vào tình hình thời tiết và thời vụ trồng, tuỳ thuộc vào loại rau canh tác mà có các loại sâu hại đặc trưng.

Do vậy, cần thiết phải có một số biện pháp bảo vệ thực vật mang tính sinh học, ít hoặc không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường sinh thái.

Qua thực tế tại các trang trại trồng rau thì ngoài các thuốc trừ sâu sinh học có bán sẵn trên thị trường như các loại dầu khoáng SK Enspray 99EC, dầu khoáng Đầu Trâu Bio hopper 270EC, các thuốc có nguồn gốc anbamectin, thuốc gốc cúc… thì vài năm gần đây một số nhà nông còn tự chế ra những sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học giá rẻ mà hiệu quả cũng tương đối cao. Những loại thuốc này về cơ bản có thể diệt tới 85 - 90% lượng sâu hại trên rau mà chi phí có thể giảm tới 45 - 50%.

Hiện nay có nhiều cách chế thuốc trừ sâu sinh học, có thể kể đến là phương pháp sử dụng các loại cây cỏ có độc tốt đối với sâu hại hay những biện pháp khác như sử dụng thuốc lào, sử dụng vỏ trứng…

Việc sử dụng các loại cây cỏ có chứa chất độc có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ cây trồng mà không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, không làm ô nhiễm môi trường và đặc biệt có thể tự làm lấy để sử dụng.

Trong các loại củ, quả như giềng, gừng, tỏi, ớt… có chứa hàm lượng axit có tác động đến các bộ phận như mắt, da của những loài sâu bọ hại cây trồng và có thể tiêu diệt chúng. Trong rễ của cây thuốc lá; trong lá và thân của cây xoan, cây thuốc lá; trong lá của cây cà chua có chất Alkaloids; trong hạt của quả na, hạt củ đậu… có chứa những độc tố đối với sâu bệnh hại. Sử dụng thuốc lào, thuốc lá cũng có tác dụng diệt trừ sâu hại.

* Một số phương pháp chế biến đơn giản mà ai cũng có thể tự làm như sau:

- Ngâm rượu, cồn: Thu hái cây cỏ, rau có chứa độc tố như cà chua, gừng, tỏi, ớt… Rửa sạch, thái nhỏ thành lát hoặc cắt chỉ, ngâm rượu hoặc cồn trong xô, chậu… trong một thời gian tuỳ từng loại, thường ngâm trong 3 - 7 ngày để có đủ lượng độc tố cần thiết. Sau khi ngâm lọc chắt lấy nước trong rồi hoà thêm nước đem phun.

- Đun sôi: Rửa sạch cây cỏ, thái nhỏ, đun sôi 1 - 2 giờ, nấu xong gạn lấy nước để nguội, khi phun hoà thêm nước lã.

- Ép (chiết xuất): Rửa sạch cây, cỏ ngâm vào nước khoảng 15 phút sau đó cho vào giã hoặc xay lấy nước đem phun.

* Chế biến dùng cho quy mô gia đình:

- Chế biến từ tỏi: Dùng 2 - 3 củ tỏi to bóc sạch vỏ, giã nghiền nát pha với 2 cốc nước, ngâm 1 ngày, sau đó lấy ra lọc nước cốt, pha với 4 lít nước, cho vào bình tưới đem phun lên cây bị bệnh. Phun khi trời mát và đều các mặt lá cả trên, dưới, thân và gốc cây.

- Chế biến từ ớt: Chọn khoảng 10 quả ớt chỉ thiên cay, nghiền nát bằng máy hoặc giã nát bằng cối, ngâm ớt qua một đêm, sau đó lọc lấy nước cốt, pha với 1 lít nước, cho vào bình tưới phun lên cây bị bệnh. Phun khi trời mát và đều các mặt lá cả trên, dưới, thân và gốc cây.

- Chế biến từ lá cà chua: Chọn ra khoảng vài chục lá cà chua, nghiền nát rồi ngâm với khoảng 2 cốc nước qua đêm, gạn lấy nước trong pha thêm 2 cốc nước, sau đó cho vào bình tưới phun lên cây bị bệnh. Phun khi trời mát và đều các mặt lá cả trên, dưới, thân và gốc cây.

- Chế biến hỗn hợp gừng, tỏi, ớt, giềng: Chuẩn bị nguyên liệu vừa đủ, rửa sạch, nghiền nát các loại củ, quả này sau đó đem ngâm rượu hoặc cồn trong khoảng 15 ngày để các chất cay, nóng ngấm đều với nhau, gạn lấy nước trong và chỉ cần pha loãng với nước lã là có thể phun lên cây trồng.

Đây là loại hỗn hợp bao gồm chất cay, nóng của ớt, tỏi, gừng, giềng, rượu… nên khi phun loại dung dịch này sâu co mình lại và chết rất nhanh, có thể tiêu diệt được 85 - 90% sâu hại. Thời gian bảo quản và sử dụng thuốc tự chế này lên tới 4 - 5 tháng.

- Chế biến từ thuốc lào (nếu không có lá thuốc lào thì có thể sử dụng thuốc lá): Dùng một gói thuốc lào hoặc một bao thuốc lá đem ngâm trong nước ấm 1 đêm, lọc lấy nước và thêm vào một thìa cà phê nước rửa bát, hoà dung dịch đó với 4 - 8 lít nước cho vào bình tưới phun lên cây bị bệnh. Phun khi trời mát và đều các mặt lá cả trên, dưới, thân và gốc cây.

* Phương pháp sử dụng: Tùy theo đối tượng sâu hại trên từng loại cây trồng mà sử dụng nồng độ đặc hoặc loãng khác nhau. Khi pha chế các loại thuốc từ cây cỏ có thể cho thêm ít xà phòng, nước rủa bát… hoặc dầu khoáng nhằm làm tăng độ bám dính của thuốc. Những loại thuốc chế biến từ cây cỏ rất phù hợp để tiêu diệt các loại sâu hại rau nhằm tạo ra các sản phẩm rau, quả an toàn.

* Phương pháp nhận biết các loại cây cỏ có khả năng diệt côn trùng:

- Quan sát qua chất dịch (nhựa) của cây: Nếu nhựa cây có mùi nồng, làm da người bị dị ứng nóng hoặc mẩn ngứa thì dịch của cây đó có chứa độc tố (cây thuốc lá, hạt củ đậu…).

- Ngửi mùi: Những cây có chứa chất độc đều có mùi nồng, hắc, cay… khó ngửi (lá và vỏ của cây xoan, lá cây thuốc lá, thuốc lào, cây cà độc dược…).

- Theo dõi những loài động vật nhỏ sống xung quanh cây như nhện, kiến… Nếu không có những động vật nhỏ sống quanh cây và dùng cây làm thức ăn thì có thể nhận định cây đó có chứa chất độc và có thể dùng làm thuốc trừ sâu (riêng cây thuốc lá, thuốc lào vẫn có rệp và sâu xanh gây hại).

* Ưu điểm: Với các cách làm trên thì chúng ta hoàn toàn có thể tự chế thuốc trừ sâu sinh học từ các loại cây cỏ hàng ngày để diệt trừ sâu bệnh hại rau mà không nhất thiết phải dùng đến biện pháp hoá học. Nếu phòng trừ sớm có thể diệt trừ tới 85 -90% sâu hại, giúp rau phát triển tốt, đạt năng suất cao.

Nguồn: https://nongnghiep.vn/cach-che-bien-mot-so-loai-thuoc-tru-sau-sinh-hoc-d214862.html

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

Giảm áp suất ( Sụt áp) trong đường ống tưới

Nguyên nhân của sự sụt áp Sụt áp do tổn hao: Tổn hao áp suất xảy ra do ma sát, gây ra bởi lực cản của dòng chảy, tác động lên chất lỏng khi nó chảy qua ống. Các yếu tố chính quyết định đến lực cản của chất lỏng là vận tốc chất lỏng qua đường ống (tham khảo công thức tính vận tốc nước) và độ nhớt của chất lỏng. Lực ma sát lớn (khi vận tốc nước lớn) dẫn đến sụt áp lớn và ngược lại. Độ nhám bên trong bề mặt ống càng lớn, tổn hao càng lớn. Dòng chảy thay đổi đột...

CÁC LOẠI CẢM BIẾN TRONG NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH

Cảm biến là một thiết bị có thể cảm nhận thông tin đo được và biến nó thành tín hiệu điện hoặc các dạng thông tin đầu ra cần thiết khác theo một quy luật nhất định để đáp ứng các yêu cầu về truyền, xử lý, lưu trữ, hiển thị, ghi và điều khiển thông tin. Với sự phát triển của công nghệ Internet of Things, cảm biến dần được ứng dụng vào ngày càng nhiều ngành công nghiệp như nông nghiệp, công nghiệp. Trong nông nghiệp hiện đại, các cảm biến như nhiệt độ và độ ẩm không khí, cảm biến...

Ưu và Nhược Điểm Của Các Loại Ống Nước

Lựa chọn ống nước phù hợp luôn là công đoạn khó khăn ngay cả với những người thợ chuyên nghiệp. Thông thường, trong hệ thống nước sẽ kết hợp nhiều loại ống nước khác nhau, phục vụ những mục đích riêng biệt như cung cấp nước sinh hoạt, đường thoát nước thải, cống rãnh,v.v. Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu hơn về các loại ống nước dùng trong nhà và biết cách áp dụng chúng trong thực tiễn.  Ống nhựa PEX PEX, Cross-linked polyethylene, là vật liệu được cấu thành từ polyethylene (PE) sau khi phản ứng hóa/lý làm cho...

Ống nhựa LDPE - HDPE

Ống nhựa PE hay còn gọi là ỐNG PE là viết tắt của polyethylene, bao gồm 02 loại : HDPE, LDPE. Trong đó LDPE là vật liệu nhiệt nhựa dẻo mật độ thấp. Tức là trên cùng 1 đơn vị thể tích thì phân khối lượng phân tử của ống Hdpe lớn hơn phận khối lượng phân tử ống Ldpe do đó lực liên kết giữa các phận tử của ống LDPE thấp hơn và làm cho ống LDPE dẻo hơn ống HDPE. Hiện nay trên thị trường ống LDPE được sản xuất chủ yếu là các ống phi 3.5mm, 7mm, 8mm, 12mm; 16mm; 20mm, 25mm, 32mm....

CÁCH TÍNH LƯU LƯỢNG NƯỚC CHẢY QUA ĐƯỜNG ỐNG

Hướng dẫn tính lưu lượng chất lỏng chảy qua đường ống Công thức Q=V*A Công thức này áp dụng cho các loại chất lỏng như nước hoặc dầu. Trong đó A là tiết diện ống,  A=3.14 * R2. R là bán kính của ống dẫn nước. Áp dụng tính lưu lượng dẫn nước qua ống tròn trong thực tế Tiết diện ống tròn A=3.14 * R2 Các đường ống dẫn nước và chất lỏng thường là ống tròn, thông số kỹ thuật bao gồm độ dày thành ống, áp suất tối đa và đường kính (theo mm). Ống thường được gọi tên theo đường kính mặt ngoài,...

LẮP ĐẶT HỆ THỐNG TƯỚI PHUN MƯA

Hệ thống tưới phun mưa ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong các mô hình canh tác nông sản, mang đến hiệu quả cao và tiết kiệm phần lớn chi phí so với trước đây.  Dù mang đến nhiều lợi ích cho người nông dân nhưng chi phí chính xác phải bỏ ra khi lắp đặt hệ thống là bao nhiêu vẫn là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Nếu bạn đang thắc mắc chi phí lắp đặt hệ thống tưới phun mưa là bao nhiêu thì hãy cùng theo dõi bài viết sau để tìm ra đáp án bạn nhé. Vì sao...

Hình thức các kiểu tưới nhỏ giọt

Trong số bao la các loại đầu tưới trên thị trường làm cách nào để bạn phân biệt được và chọn đúng được loại đầu tưới phù hợp với nhu cầu tưới tự động của mình? Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết hình thức các kiểu tưới nhỏ giọt . 1. Dây nhỏ giọt dẹp Thường dùng cho các cánh đồng lớn Tích hợp viên nhỏ giọt trên thân ống Ưu: Rẻ, dễ vận chuyển, triển khai nhanh. Khuyết: Mỏng, kém bền. 2. Dây nhỏ giọt tròn Dây ống tròn. Tích hợp sẵn viên nhỏ giọt trên thân ống Ưu: triển khai nhanh, bền. Khuyết: chi phí cao. 3....
Lên đầu trang
CỬA HÀNG KIẾN TOÀN CỬA HÀNG KIẾN TOÀN CỬA HÀNG KIẾN TOÀN
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng